Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

THÀNH PHẦN KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT DẦU- 0985025566

THÀNH PHẦN KHÍ THẢI LÒ HƠI ĐỐT DẦU

Dầu là nhiên liệu được sử dụng phổ biến trong các lò hơi công nghiệp, dùng để cung cấp năng lượng trong quá trình sản xuất công nghiệp như lò hơi ở ngành công nghiệp thực phẩm, lò nung ở ngành luyện kim… Nhiên liệu dầu đốt trong lò được phân thành 2 loại là dầu nặng (dầu mazut) và dầu nhẹ (dầu diesel và dầu hỏa). Khói thải từ lò hơi đốt dầu FO thường chứa các chất ô nhiễm chủ yếu là SO2, NOx, CO, hơi nước và một lượng nhỏ tro, các hạt tro không cháy hết thường được gọi là mồ hóng. Khí thải chứa các chất như vậy không được xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn tới người lao động cũng như môi trường xung quanh, khu dân cư khu vực xung quanh. 


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

Sơ đồ công nghệ:
 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi đốt dầu

Thuyết minh quy trình công nghệ:
Khói thải từ lò hơi đốt dầu FO thường chứa các chất ô nhiễm chủ yếu là SO2, NOx, CO, hơi nước và một lượng nhỏ tro.
Ban đầu khí thải sẽ đi qua thiết bị giải nhiệt, nhờ nước sẽ hạ nhiệt độ khí thải và nước có nhiệt độ cao sẽ được tuần hoàn lại (nhằm tiết kiệm nước sử dụng). Quá trình này trao đổi nhiệt này là gián tiếp. Khí thải được hạ từ 1600C xuống 50-75 oC.
Sau đó khí thải đi vào Cyclon khô, thiết bị hoạt động dựa trên lực ly tâm sẽ tách bụi ra khỏi dòng khí. Bụi theo đường ống ra khỏi thiết bị. Thiết bị Cyclon loại bỏ bụi hiệu quả đối với bụi có kích thước từ 15 μm tới 20 μm

(3) Khí đã lọc bụi sẽ đi sang thiết bị hấp thụ để thực hiện quá trình hấp thụ với dung môi là Ca(OH)2. Quá trình hấp thụ tạo ra cặn CaSO3, CaCO3, và dung dịch sau khi hấp thụ. Quá trình này loại bỏ được khí CO2 và khí SO2. Nước sau quá trình hấp thụ sẽ được hoàn nguyên lại nhờ các biện pháp xử lý. Lưu ý: Ca(OH)2 phản ứng với thành phần khí thải (SO2) tạo kết tủa, vì vậy cần phải vệ sinh vòi phun tránh bị tắc nghẽn làm giảm hiệu quả quá trình hấp thụ. Sau khi ra khỏi tháp hấp thụ, khí thải được dẫn về ống khói và thoát ra môi trường bên ngoài.



Sau quá trình xử lý, khí đạt các QCVN sẽ được thải ra ngoài môi trường nhờ ống khói.
Công ty TNHH Công nghệ nhiệt đới chuyên thiết kế, sản xuất các thiết bị xử lý khí thải, hệ thống có nhiều ưu điểm:
  • Hoàn toàn kín khít, không thất thoát khí, không rò rỉ.
  • Thi công lắp đặt nhanh chóng, tuổi thọ công trình cao.
  • Chi phí vận hành rẻ.


VOCs là gì? 0985025566

VOCs là gì?
VOCs thực chất là các hóa chất có gốc Carbon, bay hơi rất nhanh. Khi đã lẫn vào không khí, nhiều loại VOCs có khả năng liên kết lại với nhau hoặc nối kết với các phần tử khác trong không khí tạo ra các hợp chất mới. Một số VOCs hay gặp như toluen, xylene, Formaldehyde.

Ảnh hưởng của VOCs như thế nào?

Tác hại của VOCs gây ra cho cơ thể con người rất đa dạng, nặng nề, lâu dài và khó chữa trị. Một số ảnh hưởng như sau: 
  • Hệ thần kinh trung ương: Giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức, giảm khả năng phối hợp hành động giữa mắt và tay, mắt và chân, giảm khả năng giữ thăng bằng. 
  • Sinh lý: Giảm chức năng gan thận, gây hiếm muộn, giảm lượng tinh hoàn, gây dị tật cho bào thai. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim, hư hại về máu huyết. 
  • Gây ung thư ở người và đã được chứng minh gây ung thư ở thú vật. Các ảnh hưởng sức khỏe gây nên bởi VOCs tùy thuộc vào mức đậm đặc và thời gian tiếp xúc với hóa chất. 
  • Đặc biệt: Khi hàm lượng VOCs nhiều sẽ làm gia tăng người mắc bệnh Hen Suyễn và Sưng phổi mãn tính. Nhất là với trẻ em. 

Biện pháp xử lý bụi và VOCs như thế nào?



Hình sơ đồ thu gom và xử lý bụi và hơi VOCs 

(1) Xử lý bụi

Dòng khí thải chứa bụi đi qua 1 tấm vải lọc, ban đầu các hạt bụi lớn hơn khe giữa các sợi vải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vải theo nguyên lý rây, các hạt nhỏ hơn bám dính trên bề mặt sợi vải lọc do va chạm, lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện, dần dần lớp bụi thu được dày lên tạo thành lớp màng trợ lọc, lớp màng này giữ được cả các hạt bụi có kích thước rất nhỏ . Phương pháp này lọc được cả các hạt rất nhỏ là nhờ có lớp trợ lọc. Sau 1 khoảng thời gian lớp bụi sẽ rất dày làm sức cản của màng lọc quá lớn, ta phải ngưng cho khí thải đi qua và tiến hành loại bỏ lớp bụi bám trên mặt vải. Thao tác này được gọi là hoàn nguyên vật liệu lọc.

(2) Xử lý hơi VOCs

Thuyết minh phương án xử lý VOCs: Khí chứa VOCs được dẫn qua hai cột liên tiếp. Trong cột có lớp vật liệu hấp phụ than hoạt tính có khả năng giữ lại VOCs. Khí sạch sau khi qua cột hấp phụ số 2 đi ra ngoài không khí. Cùng lúc đó cột hấp phụ số 3 được tái sinh bằng cách dẫn hơi nóng (150 oC) xuyên qua lớp vật liệu hấp phụ để kéo VOCs ra khỏi lớp vật liệu hấp phụ. Hỗn hợp dòng hơi và khí thoát ra phía trên cột hấp phụ sẽ được dẫn đi qua bình ngưng và hóa lỏng cả hơi lẫn VOCs ở hai pha riêng rẽ. VOCs nhẹ nổi ở trên sẽ được thu hồi, còn nước ở dưới được dẫn tới bộ phận đun nước sôi để tái sử dụng.


Hình thiết bị hấp phụ

Ưu điểm của tháp hấp phụ 

  • Loại bỏ mùi hôi và hiệu suất xử lý có thể đạt tới 95% 
  • Công nghệ tiên tiến, hiệu quả làm việc cao
  • Thiết bị đơn giản, sản xuất nhanh chóng, dễ vận hành, 
  • Tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí vận hành thấp 
  • Chất hấp phụ dễ kiếm, rẻ




    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    Phương pháp xử lý khí thải 

    Phương pháp xử lý khí amoniac bằng tháp hấp thụ- 0985025566

     Phương pháp xử lý khí amoniac

    Đặc điểm của khí amoniac là dễ tan trong nước, vì vậy phương pháp hấp thụ là phương pháp để xử lý khí thải hiệu quả nhất. 
    Nguyên tắc chung của phương pháp hấp thụ
    Phương pháp hấp thụ là quá trình hòa tan chất khí vào trong chất lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau
    Cơ chế gồm 3 bước:
    Ưu điểm: quá trình vận hành đơn giản, hiệu suất xử lý cao đối với chất khí có khả năng hòa tan tốt, xử lý khí có nhiệt độ thấp và lưu lượng lớn, dung dịch hấp thụ dễ kiếm và rẻ (như nước), có thể kết hợp xử lý bụi và làm lạnh

    Hệ thống xử lý khí amoniac trong khí thải nhà máy phân đạm

    Quy trình công nghệ xử lý
    Khí thải chứa NH3 từ các quá trình sản xuất sẽ đi vào các chụp hút nhờ lực hút của quạt. 
    Sau đó, dòng khí thải đi về tháp hấp thụ số 1 và qua tháp hấp thụ số 2. 
    Tháp hấp thụ sử dụng là tháp đĩa lỗ có ống chảy truyền với dung dịch hấp thụ là nước. 
    Tháp hấp thụ dạng đĩa có ống chảy chuyền
    Nguyên lý làm việc của tháp hấp thụ dạng đĩa có ống chảy chuyền: Dòng khí thải chứa NH3 sẽ đi vào thiết bị theo chiều từ dưới lên qua các lỗ trên bề mặt đĩa. Chất hấp thụ là nước đi vào thiết bị theo chiều từ trên xuống, chảy trên bề mặt đĩa. Ống chảy chuyền nhằm mục đích giữ 1 phần nhất định chất lỏng hấp thụ trên bề mặt đĩa để hiệu quả hấp thụ là lớn nhất
     Quá trình hấp thụ diễn ra trên bề mặt đĩa, NH3 tan vào trong nước và dòng khí đi ra từ đỉnh của thiết bị hấp thụ số 1 rồi vào luôn thiết bị hấp thụ số 2. Quá trình hấp thụ diễn ra tương tự ở thiết bị số 2. 
    Khí trơ sẽ đi ra thiết bị số 2 và ra ngoài môi trường.
    Dung dịch sau hấp thụ sẽ được tuần hoàn nhằm tận dụng xử lý và sau đó sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải (xử lý đạt QCVN 40:2011 -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) trước khi thải ra môi trường.
    Chú ý: Tùy từng lưu lượng mà điều chỉnh vận tốc dòng khí thải đi vào sao cho phù hợp, một số trường hợp có thể xảy ra như sau:
    - Vận tốc dòng khí quá lớn, sẽ cuốn dòng chất hấp thụ theo khiến hiệu quả hấp thụ bị giảm
    - Vận tốc dòng khí quá nhỏ, chất lỏng hấp thụ sẽ chảy xuống lỗ trên bề mặt đĩa và khí sẽ không đi lên làm quá trình hấp thụ bị giảm

    THÁP HẤP THỤ XỬ LÝ KHÍ THẢI- 0985025566

      SƠ BỘ VỀ SẢN PHẨM
    • Tên sản phẩm: Tháp hấp thụ xử lý khí thải
    • Nguồn gốc: Việt Nam
    • Vật liệu: inox, thép đen phủ sơn, thép đen phủ composite..
    • Màu: trắng, xanh…
    • Kiểu: rỗng, đệm, đĩa
    • Hiệu suất: Hiệu suất xử lý khí thải đạt hơn 90%
    • Ứng dụng: xử lý khí thải chứa SO2, SO3, NH3, CO2, H2S, HCl, Cl2, HF, NOx...
    GIAO HÀNG & LẮP ĐẶT:
    • Giao hàng: Thoả thuận
    • Lắp đặt: Thoả thuận

    MÔ TẢ SẢN PHẨM:



    Tháp hấp thụ hiện nay có 3 kiểu chính: tháp kiểu đệm, tháp kiểu rỗng và tháp đĩa. Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau:

    • Tháp đệm có cấu tạo cơ bản gồm ống dẫn khí vào- ra, đỉnh- thân- đáy thiết bị, vật liệu hấp thụ và ống phân phối chất hấp thụ.
    • Tháp rỗng có cấu tạo cơ bản gồm ống dẫn khí vào- ra, đỉnh- thân- đáy thiết bị, vòi phun phân phối chất hấp thụ.
    • Tháp đĩa có cấu tạo cơ bản gồm ống dẫn khí vào- ra, đỉnh- thân- đáy thiết bị, đĩa.
    Mục đích của tháp hấp thụ khí thải tách chất ô nhiễm trong dòng khí thải bằng phương pháp hấp thụ. Chất hấp thụ chứa chất ô nhiễm được tuần hoàn lại để xử lý, sau một thời gian nhất định sẽ đưa về hệ thống xử lý nước thải.
    ƯU ĐIỂM:
    • Công nghệ tiên tiến, hiệu quả làm việc cao
    • Tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí vận hành thấp
    • Chất hấp thụ có giá thành rẻ, dễ kiếm
    • Gia công nhanh chóng theo yêu cầu, thiết kế có sẵn